- Ngày Càng Nhiều Doanh Nghiệp Theo Chủ Nghĩa Văn Hóa Tổ Chức Hơn Là Theo Chủ Nghĩa Thành tích Thành tích là nền tảng để doanh nghiệp hoạt động, nhưng trong những năm gần đây, xu hướng coi trọng giao tiếp và tinh thần hợp tác giữa nhân viên ngày càng phổ biến, đôi khi còn được đánh giá cao hơn cả thành tích cá nhân.Ngoài việc xem trọng thành tích cá nhân, bạn cần đồng thời chú ý đến sự hợp tác với các thành viên trong nhóm và tôn trọng ý kiến của người khác. Ví dụ, trong các ngành xây dựng hoặc sản xuất, nếu có nhiều lời phản đối đối với chỉ thị của lãnh đạo hoặc cấp trên, điều này có thể được coi là thiếu tinh thần đồng đội và không tôn trọng lời nói của người khác.Ngược lại, bằng cách thể hiện thái độ hợp tác trong khi chứng minh được các hành động đạt được kết quả, bạn có thể đóng góp vào sự hiệu quả và năng suất chung của đội nhóm.
- Thời Gian và Quy Định Là Quy Tắc Tuyệt ĐốiTại các doanh nghiệp Nhật Bản, thời gian và quy định được xác định rõ ràng. Ví dụ, nội quy lao động của từng doanh nghiệp phải được nộp cho Văn phòng Giám sát Tiêu chuẩn Lao động, và việc vi phạm các quy định này sẽ lập tức thành đối tượng bị xử phạt .Ngoài ra, về mặt thời gian, việc đi trễ về cơ bản là điều tuyệt đối cấm kỵ và có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ tin cậy. Một ví dụ cực đoan là, đến quá sớm vẫn để lại ấn tượng tốt hơn nhiều so với việc đến muộn. . Do đó, quản lý lịch trình với thời gian dư để đáp ứng hạn chót và đảm bảo bạn đến các cuộc họp hoặc thương thảo kinh doanh ít nhất 5 phút trước là rất quan trọng.
- Sự Để Tâm và Quy Tắc Hōren-sō (Báo Cáo, Liên Lạc, Bàn bạc) ) Là Điều Bắt BuộcSự quan tâm đến lời nói cũng được yêu cầu trong việc báo cáo, liên lạc và thảo luận. Ví dụ, khi điều chỉnh lịch trình với đối tác hoặc đồng nghiệp trong công ty, không chỉ xem xét sự thuận tiện của bản thân mà còn ưu tiên lịch trình của đối phương cũng được xem là một hành động thể hiện sự để tâm.Ngoài ra, khi báo cáo, cách trình bày như sau là rất quan trọng: “Kết quả đã như thế này... Đến giai đoạn này thì khá tốt, nên lần tới tôi dự định cải thiện những điểm sau đây. Anh/chị nghĩ sao về điều này? ... Cảm ơn rất nhiều! Tôi sẽ tham khảo ý kiến của anh/chị.”
- Cách Nghe Gọi Điện Thoại và Viết Email Cũng Có Những Đặc ThùVăn hóa ứng xử và văn hóa kinh doanh của Nhật Bản khiến việc giao tiếp qua điện thoại và email trở nên khó khăn ngay cả đối với những người nước ngoài có thể nói tiếng Nhật. Do đó, việc ghi nhớ các cụm từ thường được sử dụng như sau sẽ rất hữu ích:
- お世話になっております (Osewa ni natte orimasu):"Cảm ơn anh/chị đã luôn hỗ trợ chúng tôi."
- ○○会社○○の○○と申します (XX kaisha XX no XX to moushimasu): "Tôi là [Tên] từ [Tên Công Ty]."
- お時間よろしいでしょうか? (Ojikan yoroshii deshou ka?):"Không biết anh/chị có có chút thời gian không ạ?"
- 本日は先日相談した○○の件についてお電話いたしました (Honjitsu wa senjitsu soudan shita XX no ken ni tsuite odenwa itashimashita): "Hôm nay tôi gọi hôm nay về vấn đề ……. mà chúng ta đã thảo luận ngày hôm trước."
- 現在はどのような状況になっておりますでしょうか? (Genzai wa dono you na joukyou ni natte orimasu deshou ka?): "Hiện tại tình hình đang đến đâu rồi ạ?"
- 承りました。弊社としても急ぎではありませんので、引き続きご対応いただければと思います (Uketamawarimashita. Heisha to shite mo isogi de wa arimasen node, hikitsuzuki go taiou itadakereba to omoimasu): "Tôi đã hiểu rồi ạ. Công ty chúng tôi cũng không gấp nên mong anh/ chị cứ tiếp tục xử lý theo cách đó ạ."
- では、お忙しいところ誠にありがとうございました (Dewa, oisogashii tokoro makoto ni arigatou gozaimashita): "Rất cảm ơn anh/chị đã dành thời gian dù bận rộn."
- Trong ví dụ này, đối với đối tác kinh doanh, cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự để truyền đạt mục đích của cuộc gọi. Khi nhận cuộc gọi, người nghe cần giới thiệu tên công ty và tên cá nhân, đồng thời xác nhận mục đích hoặc yêu cầu của đối phương. Ngoài ra, trong môi trường ồn ào, nên tránh thực hiện cuộc gọi để tuân thủ văn hóa ứng xử.Đối với email, cách diễn đạt cần chi tiết hơn. Chẳng hạn: tiêu đề cần rõ ràng thể hiện mục đích, danh xưng phải bao gồm kính ngữ phù hợp, và lời chào cần thêm các biểu hiện cảm ơn hàng ngày.Phần nội dung chính cần được trình bày rõ ràng và dễ hiểu, đặc biệt khi cần trao đổi hoặc tư vấn. Ở phần cuối thư, nên kết thúc bằng các câu như: 引き続きよろしくお願いいたします(Hikitsuzuki yoroshiku onegaishimasu): “Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của anh/chị” hoặc お忙しいところ恐縮ですがよろしくお願いいたします (Oisogashii tokoro kyoushuku desu ga yoroshiku onegaishimasu): “Xin lỗi vì làm phiền khi anh/chị đang bận, nhưng rất mong anh/chị giúp đỡ.”Những điểm cần lưu ý là phân biệt cách sử dụng các tôn xưng như '御中' (onchyu) và '様' (sama), tránh lỗi chính tả và thiếu chữ, và chú ý tránh phản hồi chậm trễ_
- Cũng Có Nhiều Cách Biểu Đạt Mơ Hồ, Tránh Cách Biểu Đạt Trực TiếpKhi làm việc tại các công ty Nhật Bản, người nước ngoài có thể thấy khó hiểu tại sao các biểu đạt gián tiếp thường được sử dụng thay vì các biểu đạt trực tiếp. Mục đích của cách diễn đạt của người Nhật là để giảm thiểu xung đột và sự khó chịu. Dưới đây là một số cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy:
- 検討させていただきます (Kentou sasete itadakimasu):"Tôi sẽ xem xét." → Có thể bao gồm ý định từ chối.
- 状況を見て判断したいと思います (Joukyou wo mite kime sasete itadakimasu): "Tôi muốn quyết định sau khi đánh giá tình hình." → Chỉ ra rằng không thể đưa ra quyết định ngay lập tức.
- ご希望に添えることはかなり難しいかもしれません (Go-kibou ni soeru koto wa kanari muzukashii kamo shiremasen) "Có khả năng chúng tôi không thể đáp ứng được kỳ vọng của anh/chị ." → Ngụ ý rằng thực tế là không khả thi.
- Ngoài ra, khi bạn ở vị trí là bên nhận lời đề nghị i, bạn có thể sử dụng các cụm từ như sau có thể giúp các cuộc trao đổi diễn ra suôn sẻ:
- こちらの選択肢も考えられますが、どのように感じられますか?(Kochira no sentakushi mo kangaeraremasu ga, dono you ni kanjiraremasu ka?): "Đây cũng là một lựa chọn mà chúng ta có thể cân nhắc, bạn cảm thấy thế nào về nó?" → Được sử dụng khi phản hồi ý kiến của bạn với đối phương sau khi nhận được đề xuất.
- 社内で検討いたしますので引き続きよろしくお願いいたします (Sha nai de kentou itashimasu node, hikitsuzuki yoroshiku onegaishimasu): "Chúng tôi sẽ cân nhắc thảo luận trong nội bộ , vì vậy xin tiếp tục hỗ trợ chúng tôi." → Cụm từ được sử dụng khi bạn đã nhận được đề xuất nhưng không thể ngay lập tức đưa ra câu trả lời có hoặc không.
- 今後の課題として検討いたしますね (Kongo no kadai to shite kentou itashimasu ne): "Chúng tôi sẽ xem xét đây như một vấn đề trong tương lai." → Một phản hồi được sử dụng khi đề xuất không thể thực hiện nhưng vẫn cần phải trả lời.
Kết LuậnVăn hóa và cách ứng xử trong kinh doanh của Nhật Bản đôi khi có thể khiến người nước ngoài cảm thấy "vòng vo" hoặc phức tạp. Tuy nhiên, việc hiểu và sử dụng các cách diễn đạt phù hợp là rất quan trọng để năng lực của bản thân được công nhận, cũng như để xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng và các thành viên trong công ty.Do đó, việc tìm hiểu và dần áp dụng những yếu tố trong văn hóa kinh doanh và văn hóa ứng xử của Nhật Bản vào thực tế là điều cần thiết. Bằng cách tiếp cận với tinh thần linh hoạt, bạn sẽ có thể giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh, đồng thời xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.Nếu bạn thấy mình nghĩ, "Tôi đã bắt đầu làm việc tại Nhật Bản, nhưng vẫn chưa quen với văn hóa ứng xử và văn hóa kinh doanh," xin hãy liên hệ với chúng tôi. Peregre Works sẽ hỗ trợ bạn làm việc một cách suôn sẻ và thoải mái hơn tại Nhật Bản.